Titan III Titan (dòng tên lửa)

Phiên bản Titan III dựa trên thiết kế Titan II với việc bổ sung thêm động cơ đẩy nhiên liệu rắn khởi tốc ở 2 bên (tiếng Anh: Solid rocket booster-SRB). Tên lửa Titan III được thiết kế là một tên lửa đẩy hạng nặng phục vụ cho quân đội Hoa Kỳ cũng như các cơ quan tình báo dân sự, ví dụ như vệ tinh Vela Hotel chuyên phát hiện các vụ thử hạt nhân, các tàu thăm dò và vệ tinh gián điệp (thu thập thông tin tình báo), và nhiều loại vệ tinh liên lạc phòng thủ khác.

Titan III vẫn sử dụng động cơ LR-87 giống như tên lửa Titan II (với việc cải tiến dần tính năng qua nhiều năm phát triển), tuy nhiên các biến thể trang bị động cơ SRB có tấm chắn nhiệt bên trên để bảo vệ khỏi luồng phụt từ động cơ SRB và động cơ đã được sửa đổi để khởi động bằng không khí (air-starting).[cần dẫn nguồn]

Thiết bị điện tử

Tên lửa Titan III sử dụng đơn vị đo quán tính IMU (tiếng Anh: inertial measurement unit) do AC Spark Plug chế tạo và máy tính điều khiển IBM ASC-15 giống như tên lửa Titan II. Đối với tên lửa Titan III, bộ nhớ máy tính dạng trống của ASC-15 cho phép tăng dung lượng bộ nhớ lên 35%.[24]

Phiên bản tên lửa Titan IIIC cải tiến sử dụng IMU Carousel VB do Delco chế tạo cùng với máy tính điều khiển MAGIC 352 Missile Guidance Computer (MGC).[25][26]

Titan IIIA

Titan IIIB

Titan IIIC

Titan IIID

Titan IIIE

Titan IIIE là loại tên lửa đẩy dùng để phóng một số tàu vũ trụ trong đó có hai tàu thăm dò Voyager tới Sao Mộc, Sao Thổ và xa hơn nữa, cùng với Chương trình Viking nhằm thiết lập 2 vệ tinh quay xung quanh sao Hỏa và hai tàu đổ bộ lên bề mặt sao Hỏa.[27][28]

Titan 34D

Tên lửa Titan III thương mại

Bài chi tiết: Commercial Titan III

Dẫn xuất từ Titan 34D và ban đầu được dự tính là phương tiện phóng tàu vũ trụ hạng trung phục vụ cho Không quân Hoa Kỳ, nhưng sau đó Không quân Hoa Kỳ đã lựa chọn tên lửa Delta II. Việc phát triển tên lửa Titan III vẫn được tiếp tục, theo đó, nó sẽ trở thành tên lửa đẩy thương mại. Tên lửa thực hiện chuyến bay lần đầu vào năm 1990.

Titan IIIM

Tên lửa Titan IIIM dự kiến là tên lửa đẩy phóng Manned Orbiting Laboratory và các tải trọng khác. Việc phát triển đã bị hủy bỏ vào năm 1969.[29][30]

Hình ảnh

Có thể thấy rõ tên lửa Titan IIIC có thêm hai tầng đẩy khởi tốc nhiên liệu rắn SRB hai bên thân.

  • Tên lửa Titan IIIA
  • Tên lửa Titan 23B phóng vệ tinh trinh sát KH-8 lên vũ trụ
  • Tên lửa Titan IIIC
  • Tên lửa Titan IIID
  • Tên lửa Titan IIIE mang theo Voyager 2
  • Tên lửa Titan 34D
  • Tên lửa Titan 3 mang theo tàu vũ trụ Mars Observer

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Titan (dòng tên lửa) http://www.astronautix.com/t/titan.html http://www.astronautix.com/t/titan3m.html http://www.astronautix.com/t/titan5.html http://spaceflightnow.com/titan/g9/031018launch.ht... http://space.skyrocket.de/doc_lau/titan-2.htm http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap051027.html http://nssdc.gsfc.nasa.gov/planetary/viking.html http://www.dtic.mil/dtic/tr/fulltext/u2/a007056.pd... http://www.encyclopediaofarkansas.net/encyclopedia... https://books.google.com/books?id=c8PpO58QwowC&pg=...